Danh sách bài viết

Tìm thấy 26 kết quả trong 0.55751609802246 giây

Toán học dưới cái nhìn triết học duy vật

Các ngành công nghệ

Nếu triết học nghiên cứu về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng thì toán học nghiên cứu về những đối tượng và các tính chất bất biến của nó.

Giải Nobel Vật Lý 2012 và phép biện chứng duy vật

Các ngành công nghệ

Giải thưởng Nobel Vật lý 2012 được công bố trao cho hai nhà khoa học: Ha-rốt-chơ (Haroche, Pháp) và Uai-len-đơ (Wineland, Mỹ).

Nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta

Triết học

Nghệ thuật phân tích và giải quyết mâu thuẫn xã hội là một nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện sự kế thừa tư tưởng biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với phương pháp tư duy mềm dẻo kiểu phương Đông. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mâu thuẫn xã hội có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với việc nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng của Người về vấn đề này được Đảng ta quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo trong công cuộc đổi mới, góp phần tạo nên sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Giáo dục và đào tạo

Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ?

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Giáo dục và đào tạo

Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.

Quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học

Triết học

Trong bài viết này, sau khi trình bày một cách khái quát quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học, những đánh giá, nhận xét của các ông về một số nhà triết học tiền bối, tác giả đã đưa ra nhận xét của mình về quan niệm này của các ông. Theo tác giả, mặc dù bàn tới lịch sử triết học ở nhiều tác phẩm, song các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không trình bày chi tiết toàn bộ quan niệm, học thuyết của một nhà triết học cụ thể nào; các ông không khảo sát quan niệm của các nhà triết học tiền bối theo trình tự niên đại; về phương pháp luận, việc các ông phân chia triết học thành hai khuynh hướng duy vật và duy tâm là hợp lý; quan niệm của các ông giúp chúng ta sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử triết học, nhưng đó không phải là “giáo trình lịch sử triết học”.

Các Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay

Tôn giáo

Trong bài viết này, sau khi trình bày một cách ngắn gọn về cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp sáng tạo lý luận của C.Mác, về học thuyết Mác và vận mệnh lịch sử của nó, bản chất cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, tác giả đã tập trung luận giải: 1. Phép biện chứng duy vật với tư cách một khoa học, linh hồn sống của triết học Mác; 2. Quan niệm duy vật về lịch sử với tư cách phát kiến vĩ đại của tư tưởng khoa học mà nội dung cốt lõi của nó là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội; 3. Học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, giải phóng nhân loại với tư cách mục đích cuối cùng, tối cao của triết học Mác. Phần cuối cùng của bài viết, tác giả nói về ý nghĩa thời đại, sức sống trường tồn của triết học Mác và vai trò kim chỉ nam, giá trị định hướng của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử – một cống hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học

Triết học

Phân tích những nội dung cơ bản trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác, khẳng định tính cách mạng và khoa học của nó, đồng thời luận giải giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của nó trong bối cảnh quốc tế hiện thời, tác giả đã đi đến kết luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác là đúng và sự đúng đắn đó đã được thực tiễn lịch sử nhân loại minh chứng. Không chỉ thế, chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác còn là thành tựu vĩ đại của tư tưởng khoa học, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt triết học mácxít và các triết học khác.

Từ "Lôgíc học biện chứng" của E.V.Ilencốp tới triết học văn hóa ngày nay

Triết học

Bài viết đã phân tích, luận chứng để làm rõ lôgíc học với chữ L viết hoa mà E.V.Ilencốp xây dựng nhờ sự chú giải những tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác chính là triết học văn hoá. Đồng thời, luận chứng quan điểm của E.V.Ilencốp về sự thống nhất giữa lôgíc học, lý luận nhận thức và phép biện chứng; khẳng định rằng lôgíc học còn phải thống nhất với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Bàn về phạm trù vật chất của V.I.Lênin(*)

Triết học

Trong bài viết “Phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán””, tiến sĩ Phạm Văn Chung đã cố gắng làm rõ thêm định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, song đó mới chỉ là sự cảm nhận và khi luận giải đã không tránh khỏi những nhầm lẫn, luẩn quẩn trong việc thể hiện ý tưởng của mình. Với mục đich trao đổi ý kiến của mình với tiến sĩ Phạm Văn Chung, trong bài viết này, tác giả đã cố gắng vạch ra những nhầm lẫn, luẩn quẩn mà tiến sĩ Phạm Văn Chung đã mắc phải khi luận giải định nghĩa vật chất của V.I.Lênin.

Giá trị bền vững của học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội

Triết học

Luận chứng cho giá trị bền vững của học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và phân tích cơ sở khoa học đúng đắn trong quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác, nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết này, quan niệm của C.Mác về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội với tư cách một quá trình lịch sử – tự nhiên và khả năng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam.

Tính sáng tạo của triết học Mác - Thực chất và ý nghĩa lịch sử

Triết học

Để làm rõ thực chất và ý nghĩa lịch sử trong tính sáng tạo của triết học Mác, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải việc C.Mác đã kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo di sản văn hoá nhân loại, nhất là lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, gắn kết với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới và những thành tựu mới của khoa học, gắn kết hữu cơ chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng để tạo nên một học thuyết cách mạng về giải phóng con người, giải phóng xã hội. Với tư cách một hệ thống lý luận chặt chẽ nhưng lại mang tính mở, triết học Mác vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa cách mạng của nó trong thời đại ngày nay, vẫn là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ, là cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước.

Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thời đại ngày nay

Triết học

Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa to lớn của nó trong việc phát triển triết học Mác - Lênin, bởi nó là một hệ thống mở, gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, với các khoa học cụ thể.

Triết học Mác và nền văn minh công nghiệp

Triết học

Khẳng định chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng chỉ có thể và đã thực sự xuất hiện trong bối cảnh của nền văn minh công nghiệp hoá đã hình thành ở phương Tây nửa đầu thế kỷ XIX, trong bài viết này, xuất phát từ quan niệm duy vật về lịch sử và lý thuyết hình thái kinh tế – xã hội với tư cách hạt nhân của học thuyết Mác, tác giả đã đưa ra và luận giải mối quan hệ giữa triết học Mác và nền văn minh công nghiệp hoá. Từ sự luận giải đó, tác giả đã đi đến kết luận: Khi xây dựng lý thuyết hình thái kinh tế – xã hội, C.Mác đã đưa ra những đặc trưng và giá trị sâu xa của loại hình phát triển văn minh này vào quan niệm của ông về tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại trong tương lai.

Phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán"

Triết học

Bàn về phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được V.I.Lênin đưa ra trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, tác giả đã đưa ra và luận giải: 1. Bối cảnh lịch sử của quan niệm Lênin về vật chất; 2. Những định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất; 3. Những đặc tính (thuộc tính) của vật chất theo quan điểm duy vật biện chứng.

Quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác và ý nghĩa thời đại của nó

Triết học

Trên cơ sở trình bày một cách khái quát những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong bài viết này, tác giả đã luận chứng nhằm làm sáng tỏ, nổi bật thêm ý nghĩa thời đại của triết học Mác; phân tích những giá trị khoa học không thể phủ nhận trong tư tưởng của C.Mác về sự phát triển của xã hội, nhất là tư tưởng về sự hình thành và phát triển như một tất yếu khách quan của chủ nghĩa xã hội. Theo tác giả, nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải nghiên cứu sâu và cụ thể hoá hơn nữa các nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng và phát triển sáng tạo triết học Mác để giải quyết những vấn đề mà thời đại đặt ra cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

Về đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay

Văn học

Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích những sai lầm cũng như hạn chế của các phương thức tư duy: phương thức duy tâm về lịch sử, phương thức chủ nghĩa đạo đức, phương thức đấu tranh giai cấp, phương thức thực chứng hoá và phương thức Utopia (xã hội không tưởng); từ đó, đưa ra những luận giải làm rõ rằng, để có phương thức tư duy đúng đắn, khoa học trong “xây dựng xã hội hài hoà”, cần tuân thủ nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực, nguyên tắc phương pháp luận “chủ nghĩa duy vật” của chủ nghĩa Mác, tuân thủ tư duy của chính chủ thể đời sống, quán triệt tư duy biện chứng, thấm nhuần nguyên tắc và ý thức giá trị “lấy con người làm gốc”, đồng thời lấy quan điểm duy vật về lịch sử làm hòn đá tảng lý luận cho “xây dựng xã hội hài hoà”.

Phương pháp tiếp cận di sản kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Triết học

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học và do vậy, nó phải được đối xử như một khoa học. Trên thực tế, ở những mức độ khác nhau, việc nghiên cứu, nhận thức, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được đối xử như một khoa học. Vì vậy, để phát huy vai trò và đảm bảo sức sống của nó, chúng ta cần phải nhận thức lại di sản kinh điển. Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau để nhận thức lại di sản kinh điển, trong đó vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng là cách tiếp cận đáng tin cậy và phù hợp nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét các quan điểm, tư tưởng của chính các nhà kinh điển (trong các nguyên tác), chứ không phải là những cái mà người ta lĩnh hội, giải thích hoặc áp đặt cho nó; đánh giá giá trị phải trên tinh thần vô tư, khoa học, không thiên vị; ngoài ra, phải đặt các di sản này trong chỉnh thể của hệ thống lý luận khoa học, trong điều kiện lịch sử – cụ thể và trên cơ sở thực tiễn.

Sức sống của triết học Mác trong xã hội hiện đại

Triết học

Bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác được thể hiện ở: thứ nhất, thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội; thứ hai, sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc nền tảng của triết học Mác; thứ ba, triết học Mác là sự thống nhất giữa tính mở, tính phát triển của hệ thống lý luận và tính ổn định của lập trường duy vật biện chứng và những phương pháp luận cơ bản của nó. Đó là những giá trị vĩnh hằng của triết học Mác. Những giá trị đó đã làm nên sức sống của triết học Mác trong xã hội hiện đại, nhưng để giữ được sức sống ấy, bản thân triết học Mác cũng phải được đổi mới trước những biến đổi của đời sống xã hội hiện đại.

Đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người trong triết học L.Phoiơbắc qua "Hệ tư tưởng Đức"

Triết học

Mặc dù đánh giá cao L.Phoiơbắc, song C.Mác và Ph.Ăngghen cũng khẳng định triết học nhân bản của L.Phoiơbắc còn nhiều hạn chế cần phải phê phán. Cụ thể là: 1/L.Phoiơbắc đã xem xét con người một cách trừu tượng, con người phi giai cấp, phi lịch sử và tách biệt khỏi cơ sở tồn tại hiện thực của nó; 2/ Ông không thấy được sự khác biệt cơ bản giữa con người và các loài động vật khác bắt đầu từ hành vi sản xuất vật chất; 3/ L.Phoiơbắc không lý giải một cách duy vật về nguồn gốc của ý thức và tư duy của con người; 4/ Ông đã dành chỗ cho chủ nghĩa duy tâm và thần học khi cho rằng, động lực của lịch sử là sự thực hiện những khát vọng cá nhân và lịch sử nhân loại là sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tôn giáo.

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo mà đức Phật đã chủ trương cách đây hơn 25 thế kỷ đều được thiết lập trên lập trường duy tâm luận mà tư tưởng này không phải xây dựng trên lập trường duy vật luận.

Quan niệm duy vật về lịch sử với tư cách một hệ thống lý luận khoa học trong Hệ tư tưởng Đức

Triết học

Khẳng định quan niệm duy vật về lịch sử mà C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra trong “Hệ tư tưởng Đức” là một hệ thống lý luận khoa học, tác giả bài viết đã phân tích quá trình hình thành phương pháp tư duy hệ thống ở các ông, làm rõ tiến trình xây dựng và phát triển quan niệm này của các ông với tư cách một triết học khoa học về lịch sử và mang ý nghĩa khoa học phổ biến. Đồng thời, đưa ra và luận giải quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về xã hội, về lịch sử nhân loại với tư cách một hệ thống, một chỉnh thể không ngừng vận động và phát triển; chứng minh tính hệ thống mà các ông đã xây dựng trong quan niệm duy vật về lịch sử.

Vấn đề “tâm vật” trong đạo Phật

Tôn giáo

Đạo Phật không vướng vào duy tâm, không vướng vào duy vật, nhưng cũng không phải một nhị nguyên thuyết. Duy thức học đạo Phật chủ trương rằng ngũ uẩn tức là toàn thể những hiện tượng vật lý, tâm lý (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), đều là những thứ phát hiện của”chủng tử” tiềm tại trong A lại gia thức (Alaya - vinnana) mà thôi.

Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về cách mạng vô sản và ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay

Triết học

Với quan niệm duy vật về lịch sử, trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển tư tưởng về cách mạng vô sản. Theo các ông, cách mạng vô sản là một quy luật tất yếu mà lịch sử phải trải qua trong tiến trình vận động, phát triển của nó. Những tiền đề vật chất của cuộc cách mạng đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản. Về tính chất, nó là cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại. Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Hệ tư tưởng Đức” về cách mạng vô sản vẫn còn nguyên giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn.

Quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Triết học

Trên cơ sở làm rõ những nội dung căn bản trong quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác với tư cách học thuyết về con đường lịch sử – tự nhiên trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra và luận giải giá trị gợi mở của quan niệm này đối với con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất một số quan điểm định hướng cho quá trình tiếp tục đổi mới tư duy qua thực tiễn đổi mới đất nước những năm vừa qua.